Chiều 9/10/2020, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức lễ kỷ niệm 75 năm Ngày Bác Hồ gửi thư cho giới Công Thương và Diễn đàn Doanh nhân Việt Nam 2020 “Doanh nhân Việt Nam – Tổ quốc gọi tên mình” với chủ đề “ Đảng với doanh nhân”. Đây là sự kiện nhằm hướng tới kỷ niệm 16 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 – 13/10/2020) sắp tới.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI và gần 500 doanh nhân tiêu biểu trên cả nước, trong đó có đoàn doanh nhân Hải Phòng do VCCI Hải Phòng tổ chức, đã tham gia sự kiện quan trọng này. Trước đó, đoàn đã cùng các đại biểu tham dự Diễn đàn vào Lăng viếng Bác, dâng hoa tưởng niệm các anh hùng Liệt sỹ tại Đài tưởng niệm trên đường Bắc Sơn, dâng hương trước điện Kính Thiên (Hoàng Thành Thăng Long), chụp hình lưu niệm tại cổng Đoan Môn và Cột cờ Hà Nội.

Khai mạc sự kiện, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh, lực lượng doanh nhân Việt Nam ngày càng lớn mạnh, phát triển liên tục cả về chất lượng và số lượng; đã hình thành một số thương hiệu lớn và trở thành bạn hàng uy tín đối với đối tác quốc tế. Doanh nhân luôn là lực lượng đi đầu trên mặt trận kinh tế, đóng góp chủ yếu vào nguồn thu ngân sách cũng như tạo việc làm, thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, dịch Covid-19 đang ảnh hưởng nặng nề tới nhiều ngành, lĩnh vực của nền kinh tế. Đã có không ít doanh nghiệp bị suy giảm hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu thiệt hại, rủi ro do dịch bệnh trong khi dịch Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc trên toàn cầu.

Trong bối cảnh đó, không ít doanh nhân vẫn đứng vững, chủ động duy trì hoạt động kinh doanh, bảo vệ người lao động. Sự chèo lái và bản lĩnh của doanh nhân đã giúp ổn định bức tranh doanh nghiệp, bảo đảm an sinh xã hội. Doanh nhân thật sự là những người kinh doanh không hẳn vì riêng bản thân hay gia đình mình mà vì khát vọng lớn hơn, rộng hơn là vì xã hội. Khảo sát mới nhất của VCCI cho biết, đến cuối quý III vẫn có khoảng 80% doanh nghiệp đang duy trì sản xuất kinh doanh.
Cũng trong khuôn khổ chương trình đã diễn ra Đối thoại “Đảng với doanh nhân” với chủ đề: “Trách nhiệm của doanh nhân xây dựng đất nước hùng cường – Kiến nghị với Đảng và kỳ vọng của doanh nhân vào Đại hội lần thứ XIII của Đảng” với sự tham gia của 13 doanh nhân, đại diện cho các doanh nhân từ các vùng miền, lĩnh vực trên cả nước.

Phát biểu tại cuộc Đối thoại, nhiều doanh nhân cho rằng, trong quá trình 75 năm, Đảng và Nhà nước đã có nhiều lần thay đổi về cơ chế chính sách nhưng đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp phải rất vất vả, trật vật mới có được kết quả như ngày hôm nay. Thế nhưng bên cạnh thành công của một số doanh nghiệp Việt Nam thì chúng ta còn rất khó khăn. Cùng với việc thế giới thay đổi thất thường theo chiều hướng không có lợi cho Việt Nam nhưng yêu cầu của chúng ta là vẫn phải tiếp tục phát triển bằng cách tái cấu trúc lại, thay đổi thị trường sản phẩm cho phù hợp. Do đó, để giải quyết những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, đề nghị Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm tới thể chế vì hiện nay các văn bản luật và dưới luật đã lạc hậu, chưa đổi mới kịp với yêu cầu thực tế của cuộc sống, gây tác động không nhỏ đến hoạt động của doanh nghiệp và doanh nhân, khiến họ không muốn phát triển quy mô và chất lượng của doanh nghiệp mình nữa.

Chia sẻ với các doanh nhân, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho biết, việc tăng tốc trong cải cách thể chế đang là yêu cầu quan trọng bậc nhất hiện nay. Mục tiêu đưa ra là vào năm 2020, Việt Nam nằm trong 3 nền kinh tế có năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh hàng đầu trong khu vực ASEAN nhưng hiện nay chúng ta đang đứng thứ 5, thứ 7, có nghĩa là chúng ta đã chuyển động nhưng thế giới còn chuyển động nhanh hơn.

Nhiều doanh nhân cho rằng, trong quá trình 75 năm, Đảng và Nhà nước đã có nhiều lần thay đổi về cơ chế chính sách nhưng đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp phải rất vất vả, trật vật mới có được kết quả như ngày hôm nay. Thế nhưng bên cạnh thành công của một số doanh nghiệp Việt Nam thì chúng ta còn rất khó khăn. Cùng với việc thế giới thay đổi thất thường theo chiều hướng không có lợi cho Việt Nam nhưng yêu cầu của chúng ta là vẫn phải tiếp tục phát triển bằng cách tái cấu trúc lại, thay đổi thị trường sản phẩm cho phù hợp. Do đó, để giải quyết những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, đề nghị Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm tới thể chế vì hiện nay các văn bản luật và dưới luật đã lạc hậu, chưa đổi mới kịp với yêu cầu thực tế của cuộc sống, gây tác động không nhỏ đến hoạt động của doanh nghiệp và doanh nhân, khiến họ không muốn phát triển quy mô và chất lượng của doanh nghiệp mình nữa.
Chia sẻ với các doanh nhân, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho biết, việc tăng tốc trong cải cách thể chế đang là yêu cầu quan trọng bậc nhất hiện nay. Mục tiêu đưa ra là vào năm 2020, Việt Nam nằm trong 3 nền kinh tế có năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh hàng đầu trong khu vực ASEAN nhưng hiện nay chúng ta đang đứng thứ 5, thứ 7, có nghĩa là chúng ta đã chuyển động nhưng thế giới còn chuyển động nhanh hơn.

Để hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân có điều kiện phát triển một cách toàn diện, các doanh nhân cũng muốn kiến nghị với Đảng và Nhà nước cần đặc biệt quan tâm đến sự đồng bộ về việc ban hành các cơ chế, chính sách, các thể chế quản lý, sớm loại bỏ tình trạng chồng chéo, bất cập và xung đột giữa các Thông tư, Nghị định của các Bộ, gây khó khăn cho hệ thống kinh tế của chúng ta nói chung và hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp, doanh nhân nói riêng đồng thời bằng mọi biện pháp xử lý một cách triệt để tình trạng gây phiền hà, gây khó khăn, tham nhũng vặt trong bộ máy công quyền từ Trung Ương đến địa phương.
Kết luận buổi đối thoại, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho rằng cần có một cuộc cải cách về thể chế mới, đưa tới một hệ thống thể chế chuẩn mực, một hệ sinh thái chuẩn mực cho một thế hệ doanh nhân chuẩn hóa chúng ta mới có thể xây dựng và phát triển một đất nước hùng cường.
Ông Vũ Tiến Lộc cũng bày tỏ, hiện nay nỗi lo kế cận, xung đột của của một thế hệ được đào tạo chuẩn hóa với một môi trường kinh doanh còn chưa thực sự minh bạch. Nỗi lo xung đột giữa thế hệ mẹ cha với thế hệ kế nghiệp con cái. Vậy làm thế nào để xử lý hài hòa được thế hệ kế nghiệp với môi trường kinh doanh, thế hệ kế nghiệp với thế hệ mẹ cha đấy là một thách thức và là bài toán cho câu lạc bộ kế nghiệp gia đình cần giải quyết.
“Chúng ta đã quyết định tham gia những cuộc hội nhập đỉnh cao như CPTPP hay EVFTA cũng như chuẩn hội nhập, kinh doanh hàng đầu thế giới. Vấn đề bây giờ là làm thế nào để chuyển nghị quyết của Đảng vào cuộc sống và làm sao việc chuẩn hóa thể chế không chỉ dừng ở cơ chế chính sách mà dừng ở hành vi của từng cán bộ công chức, doanh nhân ở mỗi cấp? Làm thế nào để trở thành việc làm của tất cả mọi người. Và chỉ có cách đó chúng ta mới thành công. Muốn biết rằng đất nước ta sẽ thành hay bại trong công cuộc sánh vai với các nền kinh tế toàn cầu thì hãy nhìn vào đôi mắt của thế hệ kế nghiệp chúng ta. Và tôi tin rằng chúng ta sẽ thành công”

Nhân dịp này, VCCI cũng phát động phong trào thi đua yêu nước trong khối doanh nghiệp, doanh nhân giai đoạn 2020-2025./.
Leave a Reply